KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ:TRƯỜNG MẦM NON – TẾT TRUNG THU LỚP 3 TUỔI
- Thứ hai - 09/09/2024 14:27
- In ra
- Đóng cửa sổ này
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON – TẾT TRUNG THU
(Thời gian thực hiện 3 tuần: Từ 09/9 đến ngày 27/9/2024)
(Thời gian thực hiện 3 tuần: Từ 09/9 đến ngày 27/9/2024)
TT | Mục tiêu giáo dục | Nội dung giáo dục | Hoạt động giáo dục | |||
a. Phát triển vận động. | ||||||
* Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp. | ||||||
1 |
- Trẻ thực hiện đủ các động tác trong bài tập thể dục theo hướng dẫn |
- Hô hấp: Hít vào, thở ra. - Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, dang ngang. - Bụng: Cúi người về phía trước. - Chân: Đứng, khụy gối. |
*HĐH: - Thể dục sáng: + Hô hấp: Hít vào, thở ra + Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, dang ngang + Bụng: Cúi người về phía trước. + Chân: Đứng khụy gối - Thực hiện các động tác trong bài tập phát triển chung. |
|||
* Thực hiện kĩ năng vận động cơ bản và các tố chất trong vận động. | ||||||
2 | - Trẻ có thể giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động: + Đi kiễng gót 3m. |
- Đi kiễng gót 3m. |
*HĐH: - Đi kiễng gót 3m-5m. |
|||
4 | - Trẻ biết phối hợp tay mắt trong vận động: Lăn bắt bóng với cô | - Lăn bắt bóng với cô | *HĐH: - Lăn bắt bóng với cô |
|||
5 | - Trẻ thể hiện nhanh mạnh khéo trong thực hiện bài tập: - Bò theo hướng thẳng |
- Bò theo hướng thẳng |
*HĐH: - Bò theo hướng thẳng. |
|||
* Thực hiện và phối hợp được các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt và sử dụng một số đồ dùng dụng cụ. | ||||||
6 | - Trẻ thực hiện được các vận động: - Xoay tròn cổ tay. - Gập, đan ngón tay vào nhau. |
- Gập, đan các ngón tay vào nhau, quay ngón tay, cổ tay, cuộn cổ tay. |
*HĐH: - Tập các động tác thể dục. *HĐC: - Chơi, hoạt động ở các góc: + Góc xây dựng: Trò chơi lắp ghép, xếp khối. + Góc phân vai: Mặc, cởi áo cho búp bê. + Góc học tập: Gắn hoa băng nút áo. |
|||
7 | - Trẻ phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay trong một số hoạt động: + Vẽ được hình tròn theo mẫu. + Cắt thẳng được một đoạn 10cm. + Xếp chồng 8-10 khối không đổi. + Tự cài, cởi cúc. |
- Tô vẽ ngệch ngoạc. - Xé, dán giấy. - Sử dụng kéo, bút. - Xếp chồng các hình khối khác nhau - Cài, cởi cúc. |
||||
b. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe | ||||||
* Biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe. | ||||||
- Trẻ có cân nặng chiều cao, cân nặng bình thường theo lứa tuổi | ||||||
8 | - Trẻ khỏe mạnh, cân nặng chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. + Trẻ trai: Cân nặng 12,7- 21,2kg + Chiều cao 94,9-111,7cm -Trẻ gái: Cân nặng 12,3- 21,5kg + Chiều cao: 94,1-111,3cm |
- Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. - Tập các bài tập thể dục thường xuyện. - Vệ sinh trong ăn uống và vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Khám sức khỏe định kỳ. - Nhận biết béo phì và suy dinh dưỡng, nguyên nhân của béo phì và suy dinh dưỡng. |
*HĐ ăn, vệ sinh cá nhân: - Ăn bữa trưa, ăn quà chiều. - Vệ sinh trước và sau khi ăn. |
|||
9 | - Trẻ nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc khi nhìn vào vật thật hoặc tranh ảnh (Thịt, cá, trứng, sữa, rau...) | - Nhận biết một số thực phẩm quen thuộc. | **HĐC: - Chơi lô tô, tìm các món ăn bé thích. - Chơi, hoạt động ở các góc: Cửa hàng bán thực phẩm, nấu ăn. |
|||
10 | - Trẻ biết tên một số món ăn hàng ngày: Trứng rán, cá kho, canh rau…… |
- Nhận biết một số món ăn quen thuộc hàng ngày: Trứng rán, thịt lợn xào đỗ, canh rau….. - Nhu cầu của bản thân sử dụng thực phẩm vừa đủ, tránh lãng phí. |
*HĐ ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân: - Trò chuyện về bữa ăn hàng ngày. *HĐC: - Chơi lô tô, tìm các món ăn bé thích. - Chơi, hoạt động ở các góc: Cửa hàng bán thực phẩm, nấu ăn. |
|||
11 | - Trẻ biết ăn để chóng lớn, khỏe mạnh và chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. |
- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất. - Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng...) |
*HĐ ăn: - Nhắc nhở, động viên trẻ ăn hết suất, ăn nhiều loại thức ăn khác ăn, uống đủ nước. *HĐC: - Chơi hoạt động ở các góc: + Góc phân vai: Bán hàng, nấu ăn. |
|||
*Thực hiện một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt | ||||||
12 | - Trẻ biết thực hiện một số việc đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn: + Rửa tay, lau mặt, súc miệng. + Tháo tất, cởi quần, áo... - Trẻ sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách. |
- Làm quen cách đánh răng, lau mặt. - Tập rửa tay bằng xà phòng. - Thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh. - Biết chờ đến lượt, tiết kiệm nước, giữ vệ sinh môi trường |
*HĐC: - Đón trả trẻ, trò chuyện với phụ huynh về cách dạy hướng dẫn trẻ tự vệ sinh cá nhân. *HĐ ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân: - Ăn bữa trưa, quà chiều. - Hoạt động vệ sinh trước và sau khi ăn. |
|||
13 | - Trẻ sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách. |
- Sử dụng cầm thìa bằng tay phải, cầm bát bằng tay trái, cầm cốc ở quai đúng ký hiệu. |
*HĐ ăn: - Ăn bữa chính, ăn quà chiều: Hướng dẫn trẻ sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách, hợp vệ sinh. - Trò chuyện về cách sử dụng một số đồ dùng cá nhân mang kí hiệu (Bát, thìa,cốc) |
|||
* Trẻ có một số hành vi và thói quen tốt trong sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe | ||||||
14 | - Trẻ có một số hành vi tốt trong ăn uống khi được nhắc nhở: uống nước đã đun sôi.. |
- Tập luyện một số thói quen tốt về giữ gìn sức khỏe. - Hành vi văn minh trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày (uống nước đã đun sôi, rót vừa lượng nước để uống, tự uống nước khi khát). - Ăn hết khẩu phần ăn, không kén chọn thức ăn. |
* HĐ ăn: - Có một số hành vi văn minh trong ăn uống sinh hoạt hàng ngày (uống nước đã đun sôi, rót vừa lượng nước để uống, tự uống nước khi khát) - Rèn cho trẻ thói quen khẩu phần, không kén chọn thức ăn, không xúc thức ăn của mình sang bát của bạn, nhặt thức ăn rơi vãi và bỏ vào đĩa |
|||
* Biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh | ||||||
16 | - Trẻ nhận ra và tránh một số vật dụng nguy hiểm (Bàn là, bếp đang đun...) khi được nhắc nhở. |
- Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng | *HĐC: - Trò chuyện nhắc nhở trẻ không được đến những nơi không an toàn như ao, hồ, sông, suối những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng |
|||
17 | - Trẻ biết tránh nơi nguy hiểm (Hồ, ao, bể chứa nước, giếng, hố vôi...) khi được nhắc nhở - Trẻ biết tránh một số hành động nguy hiểm khi được nhăc nhở: + Không cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt. + Không tự lấy thuốc uống. + Không leo trèo bàn ghế, lan can. + Không nghịch các vật sắc nhọn. + Không theo người lạ ra khỏi khu vực trường lớp. |
- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ: Gọi người lớn cứu khi xảy ra thiên tai (mưa đá, lũ, sạt lở đất). - Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm,tính mạng. + Không cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt. + Không tự lấy thuốc uống. + Không leo trèo bàn ghế lan can. +Không nghịch các vật sắc nhọn. +Không theo người lạ ra khỏi khu vực trường lớp. |
*HĐC: - Đón trả trẻ, trò chuyện hàng ngày. Nhắc trẻ không được ra khỏi trường khi không được phép của cô giáo - Không ra ao, hồ, sông, suối để tắm khi đi về nhà. |
|||
2. LĨNH VỰC NHẬN THỨC | ||||||
a. Khám phá khoa học | ||||||
* Xem xét và tìm hiểu đặc điểm của các sự vật, hiện tượng | ||||||
22 | - Trẻ biết phân loại các đối tượng theo một dấu hiệu nổi bật. |
- Đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi. - Thực hiện 1 số quy định ở lớp (để đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy đinh). |
* HĐC : - Chơi đồ chơi ngoài trời - Chơi ở các góc thiên nhiên, trải nghiệm. - Góc học tập : Trò chuyện xem tranh ảnh, lô tô về đồ dùng đồ chơi ở trường mầm non. |
|||
* Trẻ thể hiện hiểu biết về đối tượng bằng các cách khác nhau | ||||||
24 | - Trẻ biết mô tả những dấu hiệu nổi bật của đối tượng quan sát với sự gợi mở của cô giáo. |
- Đặc điểm, công dụng, cách sử dụng đồ dùng đồ chơi. - Thể hiện một số điều quan sát được qua các hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình... |
*HĐH: - Trò chuyện về trường mầm non của bé. - Trò chuyện về lớp học của em. * HĐC : - Chơi đồ chơi ngoài trời - Chơi ở các góc thiên nhiên, trải nghiệm. - Góc học tập: Trò chuyện xem tranh ảnh lô tô về trường mầm non – tết trung thu. |
|||
25 |
- Trẻ biết thể hiện một số điều quan sát được qua các hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình… | |||||
b. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán | ||||||
* Nhận biết số đếm, số lượng | ||||||
26 | - Trẻ quan tâm đến số lượng và đếm như hay hỏi về số lượng, đếm vẹt, biết sử dụng ngón tay để biểu thị số lượng. |
- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 1 và đếm theo khả năng. - 1 và nhiều. |
*HĐH: - Nhận biết 1 và nhiều. * HĐC: - Góc học tập: Nhận biết số thứ tự trong phạm vi 1; Ôn nhận biết 1 và nhiều. |
|||
c. Khám phá xã hội | ||||||
* Nhận biết bản thân, gia đình, trường mầm non và cộng đồng | ||||||
38 | - Trẻ nói được tên trường/lớp, cô giáo, bạn, đồ chơi, đồ dùng trong lớp khi được hỏi, trò chuyện. |
- Tên lớp mẫu giáo, tên và công việc của cô giáo. - Tên các bạn, đồ dùng, đồ chơi của lớp, các hoạt động của trẻ ở trường. |
* HĐH: - Trò chuyện trường mầm non của bé. - Trò chuyện về lớp học của bé. * HĐC: - Góc tạo hình: Vẽ, tô màu lớp học của bé. - Góc học tập: Xem tranh ảnh, lô tô, trò chuyện tranh về trường mầm non của bé. |
|||
* Nhận biết một số lễ hội, danh lam thắng cảnh | ||||||
3. Phát triển ngôn ngữ | ||||||
* Nghe hiểu lời nói | ||||||
42 | - Trẻ thực hiện được yêu cầu đơn giản, ví dụ: "Cháu hãy lấy quả bóng, ném vào rổ". |
- Hiểu và làm theo yêu cầu đơn giản. - Thực hiện 1 số quy định cất đồ chơi đúng chỗ. - Chơi hòa thuận với bạn. |
* HĐH: - Cô yêu cầu trẻ làm một số yêu cầu trong các hoạt động học, hoạt động chơi. * HĐC: - Yêu cầu trẻ thực hiện một số công việc đơn giản. |
|||
43 | - Trẻ hiểu nghĩa từ khái quát gần gũi: quần áo, đồ chơi, hoa, quả, tắt điện, tắt quạt, tắt ti vi… |
- Hiểu các từ chỉ người, tên gọi, đồ vật, sự vật, hành động, hiện tượng gần gũi, quen thuộc. | ||||
44 | - Trẻ lắng nghe và trả lời được câu hỏi của người đối thoại. |
- Trả lời và đặt các câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? |
* HĐC: - Trẻ trả lời câu hỏi của cô trong các hoạt động học. - Câu đố về đồ dùng, đồ chơi, trường lớp. |
|||
* Sử dụng lời nói trong cuộc sống hằng ngày | ||||||
45 | - Trẻ nói rõ các tiếng |
- Phát âm các tiếng của tiếng việt. - Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè phù hợp với độ tuổi. |
* HĐH: Thơ: + Bé tới trường + Trăng sáng * HĐC: - Đọc thơ, ca dao đồng dao câu đố về hò, vè về chủ đề. |
|||
46 | - Trẻ sử dụng được các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm.. |
- Mô tả sự vật, tranh ảnh có sự giúp đỡ. |
*HĐH: - Trả lời và giao tiếp với cô qua các hoạt động học. |
|||
47 | - Trẻ sử dụng được câu đơn, câu ghép. |
- Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng. - Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu đơn mở rộng. |
- Mọi lúc, mọi nơi: Khuyến khích trẻ bày tỏ tình cảm và hiểu biết của bản thân qua giao tiếp với cô và cac bạn. |
|||
49 | - Trẻ có thể đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao... |
- Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè. |
* HĐH: Thơ: + Bé đến trường + Trăng sáng. * HĐC: - Câu đố về đồ dùng, đồ chơi, trường lớp mầm non. - Đồng dao: Dung dăng dung dẻ. |
|||
50 | - Trẻ có khả năng kể lại truyện đơn giản đã được nghe với sự giúp đỡ của người lớn. |
- Kể lại một vài tình tiết của truyện đã được nghe. - Mô tả sự vật, tranh ảnh có sự giúp đỡ. |
* HĐH: - Truyện: Đôi bạn tốt * HĐC: - Góc học tập, góc sách truyện: Kể truyện trong chủ đề chủ đề trường mầm non. |
|||
52 | - Trẻ biết sử dụng các từ: “Vâng ạ”, “Dạ”; “Thưa”... trong giao tiếp. | - Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép. |
* HĐC: - Đón trẻ: Cô trò chuyện với trẻ yêu cầu nói rõ các tiếng, sử dụng các từ lễ phép trong khi giao tiếp. |
|||
53 | - Trẻ biết nói đủ nghe, không lí nhí. | - Phát âm các tiếng của tiếng Việt. | ||||
* Làm quen với việc đọc - viết | ||||||
54 | - Trẻ có thể đề nghị người khác đọc sách cho nghe, tự giở sách xem tranh. |
- Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau. - Tiếp xúc với chữ, sách, truyện. - Cầm sách đúng chiều, mở sách, xem tranh và “đọc” truyện. - Giữ gìn sách. |
* HĐC: - Góc học tập: Xem tranh ảnh, sách, lô tô, làm abum về trường mầm non, tết trung thu. |
|||
55 | - Trẻ nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh. |
- Làm quen với kí hiệu thông thường trong cuộc sống (Nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm) | *HĐC: - Góc học tập: Xem tranh ảnh, sách truyện, lô tô về chủ đề trường mầm non, tết trung thu. |
|||
56 | - Trẻ hích vẽ, “viết” nguệch ngoạc. |
- Làm quen với cách đọc và viết tiếng việt. + Hướng dẫn đọc, viết: Từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới. + Hướng viết của các nét chữ; đọc ngắt nghỉ sau các dấu. |
*HĐC: - Chơi ngoài trời: Vẽ bằng phấn trên sân. |
|||
4. Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội | ||||||
a. Phát triển tình cảm | ||||||
* Thể hiện sự tự tin tự lực | ||||||
59 | - Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi. | - Mạnh dạn tự tin bày tỏ ý kiến . |
* HĐC: - Trẻ cùng tham gia các trò chơi. *HĐ ăn, ngủ: - Trẻ tự thực hiện các công việc đơn giản được giao như: Chia cơm cho bạn, chia sách bút cho bạn, khi chơi trẻ biết chơi đoàn kết với bạn. |
|||
60 | - Trẻ cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao (chia giấy vẽ, xếp đồ chơi...) |
- Cố gắng thực hiện công việc được giao: chia cơm cho bạn, chia sách bút cho bạn. - Chơi đoàn kết với bạn. |
||||
* Nhận biết thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật xung quanh | ||||||
62 | - Trẻ biết biểu lộ cảm xúc, vui, buồn, sợ hãi, tức giận. |
- Biểu lộ trạng thái cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, trò chơi, hát, vận động. | *HĐC: - Trẻ biết biểu lộ cảm xúc qua nét mặt, giọng điệu khi học, chơi. |
|||
b. Phát triển kỹ năng xã hội | ||||||
* Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội | ||||||
64 | - Trẻ thực hiện được một số quy định ở lớp và gia đình: sau khi chơi, biết xếp, cất đồ chơi, không tranh giành đồ chơi, vâng lời bố mẹ. |
- Một số quy đinh ở lớp và gia đình (để đồ dùng đồ chơi đúng chỗ) - Yêu bố mẹ, anh chị em. |
* HĐC: - Mọi lúc mọi nơi - Giờ đón, trả trẻ - Cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. - Xếp hàng chờ đến lượt |
|||
65 | - Trẻ biết chào hỏi và nói lời cảm ơn, xin lỗi khi được nhắc nhở... |
- Cử chỉ lời nói lễ phép (chào hỏi, cảm ơn) | ||||
66 | - Trẻ có khả năng chú ý nghe khi cô, bạn nói. |
- Chờ đến lượt. - Lắng nghe cô và bạn nói. |
||||
* Quan tâm đến môi trường | ||||||
69 | - Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định. |
- Giữ gìn vệ sinh môi trường - Tiết kiệm điện nước. |
* HĐ lao động vệ sinh: - Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định. - Tắt điện, quạt khi ra khỏi lớp. - Sử dụng nước tiết kiệm. |
|||
5. Phát triển thẩm mĩ | ||||||
* Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật | ||||||
70 | - Trẻ vui sướng, vỗ tay, nói lên cảm xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng. |
- Bộc lộ cảm xúc khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc gần gũi và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật. |
* HĐH: - DH: Trường chúng cháu là trường mầm non. + NH: Cô giáo em. + TC: Tai ai tinh. - Dạy hát:Đếm sao - NH: Chiếc đèn ông sao - TC: Ai nhanh nhất - Biểu diễn âm nhạc. * HĐC: - Góc âm nhạc: Hát múa bài hát trong chủ đề trường mầm non – tết trung thu. |
|||
71 | - Trẻ chú ý nghe, thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhẩy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc, thích nghe đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ, nghe kể câu chuyện. |
|||||
72 | - Trẻ vui sướng, chỉ, sờ, ngắm nhìn và nói lên cảm nhận của mình trước vẻ đẹp nổi bật (về màu sắc, hình dáng...) của các tác phẩm tạo hình. | |||||
* Một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc và hoạt động tạo hình | ||||||
73 | - Trẻ biết hát tự nhiên, hát được theo giai điệu bài hát quen thuộc. |
- Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát. |
* HĐH: - DH: Trường chúng cháu là trường mầm non. + NH: Cô giáo em. + TC: Tai ai tinh. - Dạy hát: Đếm sao - NH: Chiếc đèn ông sao - TC: Ai nhanh nhất - Biểu diễn âm nhạc. * HĐC: - Góc âm nhạc: Hát múa bài hát trong chủ đề trường mầm non – tết trung thu. |
|||
75 | - Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm theo sự gợi ý. |
- Sử dụng các nguyên vật liệu: như lá cây, rơm rạ, sỏi, len…tạo hình để tạo ra các sản phẩm. | *HĐC: - Góc tạo hình: làm bức tranh từ lá cây, rơm rạ, sỏi, len. |
|||
78 |
Trẻ biết lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt đất nặn để tạo thành các sản phẩm có 1 khối hoặc 2 khối. | - Sử dụng một số kỹ năng nặn để tạo ra sản phẩm đơn giản | * HĐC. Góc tạo hình: Vẽ, tô màu, nặn về chủ đề. - Nặn bánh trung thu (M) |
|||
79 | -Trẻ biết xếp chồng, xếp cạnh, xếp cách tạo thành các sản phẩm có cấu trúc đơn giản. | - Sử dụng một số kỹ năng xếp hình để tạo ra sản phẩm đơn giản. | *HĐH: - Nặn bánh trung thu (M) * HĐC: - Góc tạo hình: Vẽ, tô màu, nặn về chủ đề. |
|||
80 | -Trẻ biết nhận xét các sản phẩm tạo hình. | - Nhận xét sản phẩm tạo hình. | ||||
82 | - Trẻ biết tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích. | - Trẻ biết tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích. |
*HĐH: - Nặn bánh trung thu (M) * HĐC: - Góc tạo hình: Vẽ, tô màu, nặn về chủ đề. |
|||
83 | - Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình. | - Đặt tên cho sản phẩm của mình. | *HĐH: - Nặn bánh trung thu (M) * HĐC: - Góc tạo hình: Vẽ, tô màu, nặn về chủ đề. |
|||