Những cách giảm cho con chơi điện thoại tại nhà
- Thứ ba - 18/07/2023 08:11
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hỗ trợ phát triển trí tuệ cho bé Nghiện" điện thoại ở trẻ em đang là một vấn đề khiến các phụ huynh không khỏi đau đầu. Vậy thì làm thế nào để có thể "nhẹ nhàng" kéo con rời xa chiếc điện thoại mà không cần phải la mắng hay dùng đến đòn roi? Các bậc cha mẹ hãy tham khảo một số bí kíp hiệu quả dưới đây nhé!
Hỗ trợ phát triển trí tuệ cho bé Nghiện" điện thoại ở trẻ em đang là một vấn đề khiến các phụ huynh không khỏi đau đầu. Vậy thì làm thế nào để có thể "nhẹ nhàng" kéo con rời xa chiếc điện thoại mà không cần phải la mắng hay dùng đến đòn roi? Các bậc cha mẹ hãy tham khảo một số bí kíp hiệu quả dưới đây nhé!
1. Cha mẹ cần làm gương và mềm mỏng với trẻ: Trên thực tế, không chỉ có trẻ em mà tình trạng nghiện smartphone hầu như có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Tất nhiên, vẫn không thể phủ nhận những lợi ích đáng kể và cũng rất cần thiết như gọi điện, nhắn tin,... mà điện thoại đem lại cho người lớn chúng ta. Song, điều thiết yếu nhất nếu muốn con mình loại bỏ thói quen bám chặt với chiếc điện thoại suốt ngày thì bản thân bố mẹ phải là người "tiên phong" để làm gương cho trẻ. Sau khi trở về nhà, hãy tạm đặt chiếc điện thoại xuống và dành nhiều thời gian bên con hơn.
Ngoài ra, phương pháp dạy con cũng là một nhân tố rất quan trọng. Bạn nên nhớ rằng việc đột ngột giằng lấy điện thoại từ tay trẻ và la mắng chúng không hẳn là một cách hay. Ngược lại, trẻ còn có thể cảm thấy bị "ức chế” khi bị “tước đoạt” thú vui đang dở của mình. Vì vậy, hãy thật kiên nhẫn và thử bắt chuyện với trẻ với những câu hỏi như “Con đang xem gì mà chăm chú thế?”, “Bộ phim có vẻ thú vị quá nhỉ? Cho mẹ xem cùng với nhé!” chẳng hạn. Sau đó, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở con đã đến giờ tắm rửa, ăn cơm, học bài (hoặc cho trẻ chơi 1 số trò chơi dân gian, hoặc lắp ghép)... Bằng cách này, trẻ sẽ có sự chuẩn bị tâm lý trước nên sẽ tránh tình trạng khóc lóc hay ăn vạ.
2. Trò chuyện với trẻ về tác hại của việc nghiện điện thoại: Đôi khi con trẻ chỉ là đơn giản thấy những thứ hấp dẫn, tiêu khiển, mới lạ trên chiếc smartphone mà bị cuốn vào, từ đó dần hình thành nên chứng “nghiện điện thoại”. Các con còn quá ngây thơ để hiểu hết được rằng việc dùng điện thoại quá quá mức sẽ gây nên những hậu quả như thế nào. Chính vì thế mà bản thân các bậc phụ huynh phải có trách nhiệm trong việc giáo dục để con hiểu biết về những tác hại cơ bản đó. Vì vậy, hãy thử trò chuyện với con, chẳng hạn như cho con biết nếu sử dụng điện thoại không đúng cách thì có thể gây hại đến mắt, trí não và tinh thần sẽ dẫn đến như thế nào.
3. Thiết lập giới hạn thời gian sử dụng điện thoại:
Hãy thử “thương lượng” với con bằng cách tạo ra nội quy mà con phải tuân thủ nếu như muốn sử dụng điện thoại. Ví dụ như bố mẹ có thể quy định cho con được phép dùng điện thoại trong vòng 1 tiếng mỗi ngày sau khi học bài xong, đặc biệt trong khoảng thời gian có thể quan sát và quản lý con. Hết thời gian 1 tiếng đó, bố mẹ tuyệt đối phải thu lại điện thoại. Bên cạnh đó, cũng nên rèn cho con thói quen nói không với điện thoại trong giờ ăn, giờ học hay trong phòng tối. Thay vì cấm hoàn toàn, tại sao chúng ta không giúp con trở thành người dùng điện thoại một cách thông minh?
4. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thú vị, bổ ích bên ngoài: Bạn có thể xây dựng một mô hình logo hoặc tạo ra một tòa tháp từ những quân bài hay bất kỳ một thứ gì đó khác. Tổ chức một buổi chụp hình: Sử dụng một chiếc máy ảnh để chụp một số bức hình. Bạn sẽ chụp cái gì? Thú cưng, đồ chơi, những bông hoa trog vườn...? Những bộ đồ chơi giúp con phát triển trí não và thể chất luôn rất được nhiều phụ huynh chú ý, với những bộ đồ chơi sáng tạo cho bé không chỉ bố mẹ mà các trường mầm non cũng lựa chọn để giúp bé phát triển thông minh hơn Để một đứa bé phát triển toàn diện cần hỗ trợ trẻ hoàn thiện các kỹ năng như: Sáng tạo, tư duy logic, khả năng phối hợp giữa tay và mắt, trí thông minh. Đồ chơi sáng tạo chính là những sản phẩm tích hợp tính giáo dục thông qua việc thử thách của trò chơi nên bé sẽ không bị nhàm chán.
1. Cha mẹ cần làm gương và mềm mỏng với trẻ: Trên thực tế, không chỉ có trẻ em mà tình trạng nghiện smartphone hầu như có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Tất nhiên, vẫn không thể phủ nhận những lợi ích đáng kể và cũng rất cần thiết như gọi điện, nhắn tin,... mà điện thoại đem lại cho người lớn chúng ta. Song, điều thiết yếu nhất nếu muốn con mình loại bỏ thói quen bám chặt với chiếc điện thoại suốt ngày thì bản thân bố mẹ phải là người "tiên phong" để làm gương cho trẻ. Sau khi trở về nhà, hãy tạm đặt chiếc điện thoại xuống và dành nhiều thời gian bên con hơn.
Ngoài ra, phương pháp dạy con cũng là một nhân tố rất quan trọng. Bạn nên nhớ rằng việc đột ngột giằng lấy điện thoại từ tay trẻ và la mắng chúng không hẳn là một cách hay. Ngược lại, trẻ còn có thể cảm thấy bị "ức chế” khi bị “tước đoạt” thú vui đang dở của mình. Vì vậy, hãy thật kiên nhẫn và thử bắt chuyện với trẻ với những câu hỏi như “Con đang xem gì mà chăm chú thế?”, “Bộ phim có vẻ thú vị quá nhỉ? Cho mẹ xem cùng với nhé!” chẳng hạn. Sau đó, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở con đã đến giờ tắm rửa, ăn cơm, học bài (hoặc cho trẻ chơi 1 số trò chơi dân gian, hoặc lắp ghép)... Bằng cách này, trẻ sẽ có sự chuẩn bị tâm lý trước nên sẽ tránh tình trạng khóc lóc hay ăn vạ.
2. Trò chuyện với trẻ về tác hại của việc nghiện điện thoại: Đôi khi con trẻ chỉ là đơn giản thấy những thứ hấp dẫn, tiêu khiển, mới lạ trên chiếc smartphone mà bị cuốn vào, từ đó dần hình thành nên chứng “nghiện điện thoại”. Các con còn quá ngây thơ để hiểu hết được rằng việc dùng điện thoại quá quá mức sẽ gây nên những hậu quả như thế nào. Chính vì thế mà bản thân các bậc phụ huynh phải có trách nhiệm trong việc giáo dục để con hiểu biết về những tác hại cơ bản đó. Vì vậy, hãy thử trò chuyện với con, chẳng hạn như cho con biết nếu sử dụng điện thoại không đúng cách thì có thể gây hại đến mắt, trí não và tinh thần sẽ dẫn đến như thế nào.
3. Thiết lập giới hạn thời gian sử dụng điện thoại:
Hãy thử “thương lượng” với con bằng cách tạo ra nội quy mà con phải tuân thủ nếu như muốn sử dụng điện thoại. Ví dụ như bố mẹ có thể quy định cho con được phép dùng điện thoại trong vòng 1 tiếng mỗi ngày sau khi học bài xong, đặc biệt trong khoảng thời gian có thể quan sát và quản lý con. Hết thời gian 1 tiếng đó, bố mẹ tuyệt đối phải thu lại điện thoại. Bên cạnh đó, cũng nên rèn cho con thói quen nói không với điện thoại trong giờ ăn, giờ học hay trong phòng tối. Thay vì cấm hoàn toàn, tại sao chúng ta không giúp con trở thành người dùng điện thoại một cách thông minh?
4. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thú vị, bổ ích bên ngoài: Bạn có thể xây dựng một mô hình logo hoặc tạo ra một tòa tháp từ những quân bài hay bất kỳ một thứ gì đó khác. Tổ chức một buổi chụp hình: Sử dụng một chiếc máy ảnh để chụp một số bức hình. Bạn sẽ chụp cái gì? Thú cưng, đồ chơi, những bông hoa trog vườn...? Những bộ đồ chơi giúp con phát triển trí não và thể chất luôn rất được nhiều phụ huynh chú ý, với những bộ đồ chơi sáng tạo cho bé không chỉ bố mẹ mà các trường mầm non cũng lựa chọn để giúp bé phát triển thông minh hơn Để một đứa bé phát triển toàn diện cần hỗ trợ trẻ hoàn thiện các kỹ năng như: Sáng tạo, tư duy logic, khả năng phối hợp giữa tay và mắt, trí thông minh. Đồ chơi sáng tạo chính là những sản phẩm tích hợp tính giáo dục thông qua việc thử thách của trò chơi nên bé sẽ không bị nhàm chán.
Sau đây là một số hình ảnh: