Stt | Mục tiêu | Nội dung giáo dục | Chủ đề | ĐCBS | ||
1. Phát triển thể chất | ||||||
a. Phát triển vận động | ||||||
* Thực hiện các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp | ||||||
1 | Trẻ thực hiện được động tác trong bài tâp thể dục: hít thở, tay, lưng/bụng và chân. | - Hô hấp: Hít vào thật sâu, thở ra từ từ. - Tay: + Hai tay giơ lên cao, hạ xuống. + Hai tay đưa sang ngang, hạ xuống. + Hai tay đưa ra phía trước - đưa về phía sau. + 1 tay đưa về phía trước, 1 tay đưa về phía sau. - Lưng, bụng, lườn: + Nghiêng người sang 2 bên phải, trái. + Quay người sang 2 bên phải, trái. + Cúi người xuống, đứng thẳng người lên. + Ngửa người ra phía sau. - Chân: + Đứng nhún chân. + Ngồi xuống, đứng lên. + Co duỗi từng chân. |
1->10 |
|||
* Trẻ thực hiện vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu | ||||||
2 | Trẻ giữ được thăng bằng trong vận động đi/chạy thay đổi tốc độ nhanh-chậm theo cô hoặc đi trong đường hẹp có mang vật trên tay. | - Đi theo hiệu lệnh. - Đi theo hiệu lệnh đi đều. - Đi trong đường hẹp. - Đi có mang vật trên tay. - Đứng co 1 chân. - Đi bước qua gậy kê cao. - Đi theo đường ngoằn nghèo. - Đi bước vào các ô. - Đi kết hợp với chạy. - Chạy theo hướng thẳng. - Chạy đổi hướng. - Bước lên xuống bậc có vịn. - Bước lên xuống bậc cao 15cm. |
1 6 2 7 10 5 8 3 8 4 10 7 8 |
|||
3 | Trẻ thực hiện phối hợp vận động tay - mắt: tung - bắt bóng với cô khoảng cách 1m, ném vào đích xa 1-1,2 m. | - Tung bóng bằng 2 tay - Tung bóng qua dây (bóng to) - Tung-bắt bóng cùng cô (khoảng cách 1m). - Lăn bóng qua cổng. |
4 5 9 1 |
|||
4 | Trẻ biết phối hợp tay, chân, cơ thể trong khi bò để giữ được vật đặt trên lưng. | - Bò thẳng hướng theo đường hẹp. - Bò theo đường ngoằn nghèo. - Bò thẳng hướng và có vật trên lưng. - Bò chui qua cổng. - Trườn chui qua cổng. - Bò qua vật cản. - Trườn qua vật cản. - Bò theo đường dích dắc. - Bò tới đích. |
1 3 6 7 9 5 8 2 4 |
|||
5 | Trẻ thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném, đá bóng: ném xa lên phía trước bằng 1 tay (tối thiểu 1,5m) | - Ném bóng về phía trước. - Ném vào đích xa (1 – 1,2 m). - Ném xa bằng 1 tay (tối thiểu 1,5m). - Ném xa bằng 2 tay. - Nhún bật tại chỗ. - Nhún bật về phía trước. - Bật qua vạch kẻ. - Bật qua các vòng. - Bật xa bằng 2 chân. |
10 6 2 3 1 4 3 9 7 |
|||
* Thực hiện vận động cử động của bàn tay, ngón tay | ||||||
6 | Trẻ vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay - thực hiện "múa khéo" | - Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, cuộn cổ tay. - Tập xâu, luồn dây, cài, cởi cúc, buộc dây. - Tập cầm bút tô, vẽ. - Lật mở trang sách. |
1->10 |
|||
7 | Trẻ phối hơp được cử động bàn tay, ngón tay và phối hợp tay - mắt trong các hoạt động: nhào đất, nặn, vẽ tổ chim, xâu vòng tay, chuỗi đeo cổ. | - Rót, nhào, khuấy, đào, vò xé. - Đóng cọc bàn gỗ. - Nhón, nhặt đồ vật. - Chắp ghép hình. - Chồng, xếp 6 - 8 khối. |
10 7 1->10 1->10 1, 3, 5, 7,10 |
|||
b. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe | ||||||
* Có một số nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt | ||||||
8 | Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. | - Trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng không kén chọn thức ăn. * Cân nặng, chiều cao trẻ 24 tháng: - Cân nặng: Bé trai 9,7-15,3 kg Bé gái 9,1-14,8 kg - Chiều cao: Bé trai 81,7-93,9 cm Bé gái 80-92,9 cm * Cân nặng, chiều cao trẻ 36 tháng: - Cân nặng: Bé trai: 11,3 – 18,3 Bé gái: 10,8 – 18,1 - Chiều cao: Bé trai: 88,7 – 103,5 Bé gái: 87,4 – 102 |
1->10 |
|||
9 |
Trẻ thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn được các loại thức ăn khác nhau. | - Làm quen với chế độ ăn cơm và các loại thức ăn khác nhau. - Tập luyện nền nếp thói quen tốt trong ăn uống; (Ăn chín, uống chín) - Luyện tập một số thói quen tốt trong sinh hoạt: Rửa tay trước khi ăn; lau mặt, lau miệng, uống nước sau khi ăn; bỏ rác đúng nơi quy định - Bỏ rác vào thùng để bảo vệ môi trường. - Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, uống. |
1->10 |
|||
10 | Trẻ ngủ 1 giấc buổi trưa. | - Luyện tập thói quen ngủ 1 giấc trưa | 1->3 | |||
11 | Trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định. | - Tập đi vệ sinh đúng nơi quy định - Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định để bảo vệ môi trường |
1->5 5->10 |
|||
* Thực hiện một số việc tự phục vụ giữ gìn sức khỏe | ||||||
12 | Trẻ làm được 1 số việc với sự giúp đỡ của người lớn (lấy nước uống, đi vệ sinh) | - Tập một số thao tác đơn giản trong rửa tay, lau mặt. - Tự phục vụ: xúc cơm, uống nước. - Chuẩn bị chỗ đi ngủ - Tập nói với người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh - Hoạt động sinh hoạt ảnh hưởng đến bảo vệ môi trường hạn chế biến đổi khí hậu. |
1->10 3->10 6->10 1->10 9 |
|||
13 | Trẻ chấp nhận: đội mũ khi ra nắng, đi giày dép, mặc quần áo ấm khi trời lạnh. | - Tập các thao tác: Đội mũ khi ra nắng, đi giày dép… - Tự phục vụ: xúc cơm, uống nước; mặc quần áo, đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị bẩn, ướt - Biết được ảnh hưởng của thời tiết đến con người. |
1->10 |
|||
* Nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn | ||||||
14 | Trẻ biết tránh một số vận dụng, nơi nguy hiểm (bếp đang đun, phích nước nóng, xô nước, giếng) khi được nhắc nhở. | - Một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào gần hoặc đến gần. - Một số loại thiên tai và biến đổi khí hậu. |
1->10 9 |
|||
15 | Trẻ biết và tránh một số hành động nguy hiểm (leo trèo lan can, chơi nghịch các vật sắc nhọn...) khi được nhắc nhở. | - Một số hành động gây nguy hiểm (leo trèo lan can, chơi nghịch các vật sắc nhọn...) khi được nhắc nhở. | 1->10 |
|||
2. Phát triển nhận thức | ||||||
a. Khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan | ||||||
16 |
Trẻ biết sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng. | - Tìm đồ vật vừa mới cất giấu. - Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc. - Sờ nắn, nhìn, ngửi ... đồ vật, hoa, quả để nhận biết đặc điểm nổi bật. - Ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH đối với con vật, cây cối. - Nếm vị của một số thức ăn, quả (ngọt, mặn, chua) - Sờ nắn đồ vật, đồ chơi để nhận biết cứng - mềm, trơn (nhẵn) - xù xì. |
1->10 3, 5 3,5,7 5, 7 1->10 1, 3 |
|||
b. Nhận biết, thể hiện sự hiểu về các sự vật hiện tượng gần gũi bằng cử chỉ, lời nói | ||||||
17 | Trẻ chơi, bắt chước một số hành động quen thuộc của những người gần gũi. Sử dụng được 1 số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc. | - Tên, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi quen thuộc. - Đồ dùng, đồ chơi của bản thân và của nhóm/lớp. |
1-> 10 1,2,3 |
|||
18 | Trẻ nói được tên của bản thân và những người gần gũi khi được hỏi. | - Tên và công việc của những người thân gần gũi trong gia đình. - Tên của mình, cô giáo, các bạn, nhóm/ lớp. - Một số thiên tai thường xảy ra ở trường mầm non. |
4 1,2,3,4 1, 9 |
|||
19 | Trẻ nói được tên và chức năng của 1 số bộ phận cơ thể khi được hỏi. | - Tên, chức năng chính một số bộ phận của cơ thể: mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân. - Tên và một số đặc điểm bên ngoài của bản thân. |
2 2, 4 |
|||
20 | Trẻ nói được tên và 1 vài đặc điểm nổi bật của, PTGT, con vật đồ vật , hoa, quả, con vật quen thuộc. | - Tên, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi quen thuộc. - Tên và một số đặc điểm nổi bật của con vật, rau, hoa, quả quen thuộc. - Tên, đặc điểm nổi bật và công dụng của phương tiện giao thông. |
1, 2, 3, 4 5, 7 8 |
|||
21 | Trẻ chỉ/nói được tên, lấy hoặc cất đồ dùng đồ chơi màu đỏ/vàng/ xanh, to/nhỏ, theo yêu cầu | - Màu đỏ, vàng, xanh. - Hình tròn, hình vuông. - Số lượng một - nhiều. - Kích thước to - nhỏ. - Xác định vị trí đồ vật (Trên, dưới, trước, sau) so với bản thân trẻ. |
1->10 3, 7 8 3 9, 10 |
|||
3. Phát triển ngôn ngữ | ||||||
* Nghe hiểu lời nói | ||||||
22 | Trẻ thực hiện được nhiệm vụ gồm 2 - 3 hành động. VD: Cháu cất đồ chơi lên giá rồi đi rửa tay. | - Nghe lời nói với sắc thái tình cảm khác nhau. - Nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói. |
1->10 |
|||
23 | Trẻ trả lời được câu hỏi: Ai đây? Cái gì đây?....Làm gì?.... Thế nào? | - Nghe các từ chỉ tên gọi đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc. - Trả lời và đặt câu hỏi: cái gì?, làm gì?, ở đâu?, thế nào?, để làm gì? tại sao? |
1->10 |
|||
24 | Trẻ hiểu nội dung truyện ngắn, bài thơ đơn giản: Trả lời được các câu hỏi về tên truyện, thơ, tên và hành động của các nhân vật. | - Nghe các bài thơ, đồng dao, ca dao, hò vè, câu đố, bài hát và truyện ngắn. - Lắng nghe khi người lớn đọc sách. - Xem tranh và gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh. |
1->10 1->10 4->10 |
|||
* Nghe, nhắc lại các âm, các tiếng và các câu | ||||||
25 | Trẻ biết phát âm rõ tiếng. | - Phát âm các âm khác nhau. | 1->10 | |||
26 | Trẻ đọc được bài thơ, ca dao, đồng dao với sự giúp đỡ của cô giáo. | - Đọc các đoạn thơ, bài thơ ngắn có câu 3 - 4 tiếng. | 1->10 |
|||
* Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp | ||||||
27 | Trẻ nói được câu đơn giản, câu có 5 đến 7 tiếng, có các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm quen thuộc. | - Sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp. - Kể lại đoạn truyện được nghe nhiều lần, có gợi ý. |
3, 5, 7 3 ->10 |
|||
28 | Trẻ biết sử dụng lời nói với các mục đích khác nhau: Biết chào hỏi, trò chuyện, bày tỏ nhu cầu của bản thân, hỏi về các vấn đề quan tâm như: con gì đây/ cái gì đây? | - Thể hiện nhu cầu, mong muốn và hiểu biết bằng 1 - 2 câu đơn giản và câu dài. - Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn. |
1->10 |
|||
29 | Trẻ biết nói to vừa phải, đủ nghe, lễ phép. | - Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn. | 1- >10 |
|||
4. Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mĩ | ||||||
* Biểu lộ sự nhận thức về bản thân | ||||||
30 | Trẻ nói được 1 vài thông tin về mình: Tên, tuổi. | - Nhận biết tên gọi, tuổi, một số đặc điểm bên ngoài bản thân. | 2 |
|||
31 | Trẻ thể hiện được điều mình thích và không thích. | - Nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi yêu thích của mình. - Thực hiện yêu cầu đơn giản của giáo viên. |
1,3 1 ->10 |
|||
* Thực hiện hành vi xã hội đơn giản | ||||||
32 | Trẻ biết chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, vâng ạ. | Thực hiện một số hành vi văn hóa và giao tiếp: chào tạm biệt, cảm ơn, nói từ “dạ”, “vâng ạ”; chơi cạnh bạn, không cấu bạn | 1->10 |
|||
33 | Trẻ biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi giả bộ: Trò chơi bế em, khuấy bột cho em bé, nghe điện thoại… | - Tập sử dụng đồ dùng, đồ chơi |
1,2,3 |
|||
34 | Trẻ biết chơi thân thiện cạnh trẻ khác | Chơi thân thiện với bạn: chơi cạnh bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn | 1->10 |
|||
35 | Trẻ biết thực hiện 1 số yêu cầu của người lớn. | Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm, lớp: xếp hàng chờ đến lượt, để đồ chơi vào nơi qui định. | 1->10 |
|||
* Nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật gần gũi | ||||||
36 | Trẻ biết biểu lộ sự thích giao tiếp với người khác bằng cử chỉ, lời nói. | - Chơi thân thiện với bạn: chơi cạnh bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn. | 1->10 |
|||
37 | Trẻ nhận biết được trạng thái cảm xúc vui, buồn, sợ hãi. | - Giao tiếp với những người xung quanh. | 1-> 10 |
|||
38 | Trẻ biết biểu lộ cảm xúc: Vui buồn, sợ hãi qua nét mặt, cử chỉ. | - Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, tức giận. | 1->10 |
|||
39 | Trẻ biết biểu lộ sự thân thiện với 1 số con vật quen thuộc/ gần gũi: Bắt chước tiếng kêu, gọi. | - Quan tâm đến các vật nuôi. | 5 |
|||
* Thể hiện cảm xúc qua hát, vận động theo nhạc/tô màu, vẽ, nặn, xếp hình, xem tranh | ||||||
40 | Trẻ biết hát và vận động đơn giản theo 1 vài bài hát/ bản nhạc quen thuộc. | - Nghe hát, nghe nhạc với các giai điệu khác nhau; nghe âm thanh của các nhạc cụ. - Hát và tập vận động đơn giản theo nhạc. |
1->10 |
|||
41 | Trẻ thích tô màu, vẽ, nặn, xé, xếp hình, xem tranh (Cầm bút di màu, vẽ nguệch ngoạc). | - Vẽ các đường nét khác nhau, di mầu, nặn, xé, vò, xếp hình. - Xem tranh. |
1->10 |
|||
TT | Các chủ đề trong năm | Thời gian thực hiện | Lễ/hội | ĐCBS | ||
Chủ đề | Chủ đề nhánh | ST | Thời gian | |||
Ngày 06/09/ 2024 đón trẻ rèn nền nếp, lễ giáo | ||||||
1 | Bé vui đến trường (4T) | - Trường mầm non của bé | 01 | 9/9 -13/9/2024 | ||
- Bé vui đón tết trung thu | 01 | 16/9 -20/9/2024 | Tết TT | |||
- Lớp học của bé | 01 | 23/9 – 27/9/2024 | ||||
- Các cô, bác trong trường mầm non | 01 | 30/9 – 04/10/2024 | ||||
2 | Bé là ai? (3T) |
- Bé là ai? | 01 | 07/10 – 11/10/2024 | ||
- Bé biết nhiều thứ | 01 | 14/10 - 18/10/2024 | ||||
- Cơ thể kì diệu của bé | 01 | 21/10 - 25/10/2024 | ||||
3 | Đồ dùng đồ chơi (4T) |
- Đồ chơi yêu thích của bé | 02 | 28/10 – 08/11/2024 | ||
- Đồ dùng quen thuộc của bé | 01 | 11/11 – 15/11/2024 | ||||
- Bé thích chơi gì ? | 01 | 18/11 – 22/11/2024 | 20/11 | |||
4 | Những người thân yêu của bé (4 tuần) |
Bé và những người thân yêu | 02 | 25/11 – 06/12/2024 | ||
- Ngôi nhà thân yêu của bé | 01 | 09/12 – 13/12/2024 | ||||
Đồ dùng trong gia đình bé | 01 | 16/12 – 20/12/2024 | ||||
5 |
Thế giới thực vật (3 tuần) |
Bé yêu cây xanh | 01 | 23/12– 27/12/2024 | ||
Các loại quả bé thích | 01 | 30/12 - 3/01/2025 | ||||
Những bông hoa đẹp | 01 | 06/01 – 10/01/2025 | ||||
Soạn ôn | 13/01 – 17/01/2025 | |||||
6 | Tết và mùa xuân (3 tuần) |
Bé vui đón Tết nguyên đán | 01 | 20/01 – 24/01/2025 | ||
Nghỉ tết Nguyên Đán từ ngày 27/01/2025 (28/12 âm lịch) – 02/02/2025 (05/01 âm lịch) | ||||||
Các loại bánh trong ngày tết | 01 | 03/02 – 07/02/2025 | ||||
Bé biết gì về mùa xuân | 01 | 10/02-14/02/2025 | ||||
7 |
Những con vật bé yêu (4 tuần) |
- Con vật nuôi trong gia đình | 02 | 17/2 – 28/2/2025 | ||
- Con vật sống dưới nước | 01 | 03/03 – 07/03/2025 | ||||
- Con vật sống trong rừng | 01 | 10-14/03/2025 | 8/3 | |||
8 | Bé đi khắp mọi nơi bằng phương tiện gì (4 tuần) |
Bé làm quen với PTGT đường bộ | 02 | 17/03 – 28/03/2025 | ||
Bé làm quen với PTGT đường thủy | 01 | 31/3 – 4/04/2025 | ||||
Bé làm quen với PTGT đường hàng không | 01 | 7/04 – 11/04/2025 | ||||
9 | Mùa hè đến rồi (3 tuần) |
Bé tìm hiểu về nước | 01 | 14/04 –18/04/2025 | ||
Hiện tượng tự nhiên | 01 | 21/04 – 25/5/2025 | ||||
Mùa hè đến rồi | 01 | 28/4/-02/5/2025 | 30/4- 1/5 | |||
10 | Bé lên mẫu giáo (3 tuần) |
Các hoạt động của bé trong lớp | 02 | 05/5 – 16/5/2025 | ||
Bé lên mẫu giáo | 01 | 19/05 – 23/05/2025 |
Tác giả bài viết: Trường Mầm non Ban Mai
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn