Điện Biên Đông và đầu tháng 10 thời tiết đã dần se lạnh, báo hiệu tiết trời chuyển sang đông, trong khi nhiều người vẫn đang ngon giấc thì các cô giáo công tác ở các điểm trường Thẩm Mỹ A trường mầm non Ban Mai xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông đã sẵn sàng tư trang, đồ dùng để đến lớp. Hành trang quen thuộc của các cô là những đôi ủng, những chiếc áo mưa vì không như đồng bằng, ở vùng cao mùa nào cũng có sương mù và đường đất, luôn trơn trượt, lầy lội. Điểm trường của các cô giáo cách trung tâm 15 km.
Điểm trường của các cô giáo cách trung tâm 15 km, hành trình đến điểm trường vừa bắt đầu được một lúc thì những con đường nhựa bằng phẳng bắt đầu lùi dần về phía sau. Thay vào đó, là những con đường đất chỉ vừa đủ để hai xe máy tránh nhau. Giữa không gian im ắng của bản làng vùng cao, lúc này chỉ le lói những ánh đèn pha xe máy và tiếng gầm rú của động cơ khi phải vượt lên những con dốc cao chót vót. Dù mới chớm đông, nhưng thời tiết vùng cao lúc nào cũng lạnh hơn vì bị sương mù bao phủ. Sau gần 1 tiếng vượt qua màn sương mù dày đặc, điểm trường đầu tiên đã dần hiện ra.
Vẫn chưa hết mệt mỏi sau quãng đường dài, cô giáo Vàng Thị Công, điểm trường mầm non bản Thẩm Mỹ A, xã Xa Dung, đây là năm thứ 4 tôi lên giảng dạy ở vùng cao. Khi mới lên đây cảm thấy rất khó khăn. Quãng đường đi lại vừa xa, vừa khó đi, nhất là vào những hôm trời mưa thì thật là vất vả. Nhưng qua tuần đầu tiên được trải nghiệm, cảm thấy yêu mến các con vì học sinh rất ngoan, khi các cô đến thì đã chờ ở lớp rồi. Đấy là động lực khiến cho bản thân cảm thấy mình phải cố gắng hơn nữa. Quãng đường tuy xa nhưng đi mãi rồi cũng thành quen, cuối cùng các cô giáo cũng có mặt ở điểm trường mầm non bản Thẩm Mỹ A vừa đúng lúc đến giờ vào lớp. Nằm lọt thỏm giữa những ngọn núi sừng sững, điểm trường được dựng lên bằng những vật liệu thô sơ như tre, gỗ, những lỗ thủng của tường gỗ được gia cố bằng những tấm bạt để ngăn sương mù tràn vào lớp học.
Ở điểm trường vùng cao, các em học sinh học được học hai buổi/ngày. Hơn 3 năm công tác ở vùng cao, cũng là từng đấy thời gian tôi phải vượt qua hoàn cảnh như thế. “Chồng cũng chưa có công việc ổn định nên nhiều lúc cũng phải đi làm thuê xa, con thì còn nhỏ nên nhiều khi muốn ngủ lại trường nhưng không yên tâm nên hàng ngày nếu trời nắng thì phải đi về để chăm sóc gia đình, con cái. Nhưng cũng có lúc mưa kéo dài nhiều ngày thì vẫn phải ở lại bản. Những lúc đó rất nhớ nhà, thương con, nhưng vì nhiệm vụ, cũng thương học sinh trên này nên phải khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
Là điểm trường cách xa trung tâm, nên ngoài việc không có đường giao thông kiên cố thì ở đây cũng không có điện. Dưới ánh sáng hắt qua những khe hở của bức tường, hơn 18 học sinh cùng cô giáo vẫn miệt mài với những trò chơi và bài hát rộn ràng. Do đặc thù là điểm trường lẻ, cũng nhiều học sinh nên phải tách ra 3 lớp cùng theo học. Những trẻ lớn hơn thì đã nhận thức được, còn với trẻ nhỏ mới đi học thì cô giáo phải rèn từ cách ngồi, cách đi, cách nói. Trong việc soạn giáo án và truyền đạt cho các con phải tỉ mỉ thì các con mới có thể hiểu được. Không những thế, do các em là người dân tộc, lại còn nhỏ nên tiếng phổ thông còn chưa hiểu nhiều nên trong lúc giảng dạy phải vừa nói tiếng phổ thông, vừa nói tiếng dân tộc với trẻ, đồng thời, vừa thực hành vừa nói để trẻ hiểu và làm cùng cô thì mới có thể dạy các con tiếp thu những nội dung bài học.
Khó có thể nói hết những khó khăn và vất vả của các cô giáo nói riêng và những Thầy, cô giáo ở vùng cao nói chung, nhưng các cô đã vượt lên tất cả những khó khăn của đời thường, từng ngày, từng giờ bám trường, bám lớp trên những bản làng heo hút đem “cái chữ” đến cho các con với hy vọng cánh cửa tri thức sẽ mang đến cho nơi đây một tương lai tốt đẹp hơn.