ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TỰ TẠO CHO TRẺ MẦM NON

Thứ hai - 05/12/2022 15:18
      Tuổi ấu thơ, ai trong chúng ta cũng một lần trải qua cái thời chơi đồ hàng bằng lá cây, bằng dây cuốn của các loại dây leo. Lấy đất sét để nặn thành nồi, chảo, bát, lấy rơm hoặc dây len cuốn lại thành hình búp bê.
      Đối với trẻ nhỏ, đồ chơi là một nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu được trong cuộc sống. Nó cần cho trẻ như thức ăn, nước uống hàng ngày.
      Có thể nói rằng đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu được đối với cuộc sống của trẻ mầm non. Để thỏa mãn hoạt động vui chơi của trẻ chúng ta có thể cho trẻ tự làm đồ chơi. Đồ chơi tự tạo được làm từ nguyên vật liệu tự nhiên, dễ kiếm, đa dạng và cũng dễ làm, sản phẩm lại gần gũi với hoạt động của trẻ. Sự đa dạng của nguyên vật liệu thiên nhiên đã thu hút được sự chú ý của trẻ mang lại cho trẻ niềm say mê hứng thú. Chính những vật liệu đơn giản sẵn có trong cuộc sống hàng ngày là những đồ chơi có giá trị giúp trẻ phát triển toàn diện. Bởi vì đồ chơi tự tạo có ưu điểm nổi bật là sẵn có, thường xuyên đổi mới, phong phú và đặc biệt sáng tạo.
     Bên cạnh đó, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình, thường có rất nhiều sản phẩm bị loại bỏ sau khi sử dụng, chẵng hạn như vỏ chai dầu gội, sữa tắm, lon bia, vỏ hộp sữa, bìa lịch cũ, đĩa CD bị trầy cũ… đó là nguồn vật liệu rất phong phú và đa dạng, có thể tận dụng làm những việc hữu ích. Nếu chúng ta có ý thức thu gom, chọn lọc từ nguồn phế thải đó và có ý tưởng làm các đồ dùng, đồ chơi thì có thể biến những chiếc hộp, bìa to nhỏ thanh ô tô, tàu hỏa, nhà cửa, bàn ghế… Từ những quả thông ta có thể tạo thành những con công cho trẻ học toán, học chữ đưa vào các giờ dạy, các góc chơi của trẻ ở trường Mầm non. Làm như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền mua sắm vật liệu, tạo ra nhiều đồ chơi mang tính sáng tạo phong phú cho lớp học của mình. Những đồ chơi này vừa dễ làm, dễ sử dụng trong các giờ học và các hoạt động. Qua đó hình thành ý thức tuyền truyền với mọi người xung quanh, từ trẻ đến phụ huynh học sinh về việc bảo vệ môi trường và như vậy, chúng ta đã giảm thiểu được lượng rác thải, giảm chi phí cho việc xử lý rác thải trong vệ sinh môi trường, đồ dùng đồ chơi phù hợp với độ tuổi và mục đích giáo dục trẻ theo từng chủ đề, Sẽ kích thích trẻ phát triển các lĩnh vực: vận động, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và các mối quan hệ xã hội. Xác định được tầm quan trọng của đồ dùng, đồ chơi trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, bản thân tôi luôn có ý thức phải chịu khó tìm tòi, sáng tạo và học hỏi để cập nhật các mẫu mã mới, kiểu dáng mới như: Cập nhật thông tin qua mạng, dựa vào các ý tưởng phần mềm của trò chơi Kidsmar, Bé vui học toán hay bút chì thông minh, cùng các ý tưởng các trò chơi, mẫu quảng cáo trên truyền hình để làm đồ dùng, đồ chơi sẵn có và cách sử dụng các đồ dùng, đồ chơi. Hàng tháng trường mầm non chúng tôi nói chung cũng như lớp tôi nói riêng đã làm được rất nhiều đồ dùng đồ chơi đẹp mang lại hiệu quả cao
      Đồ dùng đồ chơi mầm non có tác dụng luyện các giác quan giúp trẻ nhận, biết các đồ vật, đồ dùng, đồ chơi mầm non, cho trẻ tìm hiểu về các môn: Làm quen chữ viết, làm quen văn học, làm quen với toán,tập nói tiếng việt, âm nhạc, thể dục… sử dụng trong hoạt động vui chơi.
      Đồ dùng đồ chơi mầm non màu sắc đẹp, hình dáng cấu tạo cân đối trẻ sử dụng dễ dàng, dễ di chuyễn từ nơi này đến nơi khác. Với những vật liệu đơn giản, những đồ dùng tưởng chừng rất đỗi bình thường xung quanh nhưng bằng sự sáng tạo chúng ta có thể tạo ra những nhân vật, rất dễ thương, và sinh động giúp cho hoạt động học và chơi của trẻ thêm phần hấp dẫn. Trẻ được tiếp xúc tích cực  trong hoạt động, phát huy tính độc lập, sáng tạo ở trẻ. Trong quá trình giảng dạy sử dụng bộ đồ dùng này phù hợp cho từng bộ môn, phù hợp các chủ đề và mang lại hiệu quả cao trong quá trình tổ chức các hoạt động.
      Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đồng thời còn là cơ hội để các cô giáo chia sẻ kinh nghiệm về cách làm đồ dùng đồ chơi mầm non mẫu giáo dùng trong dạy học bằng những nguyên vật liệu sẵn có, góp phần bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu học và chơi của trẻ mầm non, các cô giáo trường mầm non Ban Mai từ những bàn tay khéo léo các cô giáo đã tạo ra những đồ dùng đẹp mắt, đảm bảo an toàn và tính thẩm mĩ phục vụ cho trẻ chơi. Thông qua hoạt động chơi, trẻ say mê hoạt động, nhằm phát triển ở trẻ về trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ…và phát triển nhân cách theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở tuổi này. Hiểu được ý nghĩa đó giáo viên phải tìm tòi sáng tạo nhiều đồ dùng đồ chơi để dạy trẻ để trẻ tự mình sáng tạo ra sản phẩm và thành quả của trẻ.
Sau đây là một số hình ảnh đồ chơi các cô giáo làm ra:
hình 1
 
hình 2
 
hình 3
 
received 377983893331106
 
received 356141055633774
 

Tác giả bài viết: Cô giáo Quàng Thị Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay52
  • Tháng hiện tại6,418
  • Tổng lượt truy cập172,986
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính