GIỜ ĂN CỦA BÉ

Chủ nhật - 18/10/2020 11:02
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
     Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có số lượng con ít hơn, cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày được nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy, quan tâm như thế nào là phù hợp để cơ thể trẻ không chỉ khoẻ mạnh, học tập tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa mà còn giúp trẻ ăn ngon miệng tâm lý thoải mái?
GIỜ ĂN CỦA BÉ
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
     Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có số lượng con ít hơn, cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày được nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy, quan tâm như thế nào là phù hợp để cơ thể trẻ không chỉ khoẻ mạnh, học tập tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa mà còn giúp trẻ ăn ngon miệng tâm lý thoải mái?
     Trẻ đến trường mầm non không những được tham gia vào các hoạt động, vận động trong ngày mà còn tham gia trực tiếp trong quá trình tổ chức bữa ăn. Vì thế, việc đổi mới tổ chức bữa ăn không chỉ có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng, giúp trẻ ăn ngon miệng, hấp thu tốt mà còn giáo dục hình thành các kỹ năng và hiểu biết cho trẻ về thực phẩm và các món ăn mà trẻ yêu thích.
     Trẻ được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ, vận động hợp lý thì có một cơ thể khỏe mạnh. Vấn đề ăn uống đối với trẻ mầm non được quan tâm vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật của trẻ. Tổ chức tốt bữa ăn sẽ phát huy khả năng, tính tự lập của trẻ. Trong các bữa ăn, trẻ biết ý thức và thực hiện tốt các kỹ năng trong ăn uống như: không vừa nói vừa ăn, biết lấy thức ăn vừa đủ, không bỏ thừa đồ ăn…đi lại nhẹ nhàng, không tranh dành, la hét. Biết sắp xếp và tổ chức bữa ăn .v.v... Để trẻ có được các kỹ năng đó là nhờ sự vào cuộc của các cấp lãnh đạo và tập thể nhà trường đã có kế hoạch thực dài hơi, sáng tạo trong việc tổ chức bữa ăn. Duy trì thực hiện xuyên suốt các bữa ăn của trẻ để tạo nề nếp, thói quen từ đó hình thành kỹ năng thành thạo trong văn hóa bữa ăn của trẻ.
Ngoài ra cô giáo còn chuẩn bị đĩa, khăn ướt trên bàn ăn để cho trẻ lau tay, trước khi ăn cô giáo giới thiệu với trẻ về các món ăn của ngày hôm đó và cho trẻ mời cô giáo mời các bạn ăn cơm. Trong quá trình ăn cô khuyến khích cho trẻ ăn hết suất cơm, động viên trẻ ăn từ từ và bón cho những trẻ bướng ăn. Để làm được như vậy đòi hỏi ở mỗi giáo viên phải có tính kiên trì và linh hoạt trong các hoạt động.
Khi ăn xong cô giáo cho trẻ cất ghế gọn gàng đúng nơi quy định, rửa tay, xúc miệng, cho trẻ đi vệ sinh nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.
received 991311998036781
2

20200910 104638 2
 

 
 
 
 

Tác giả bài viết: Cô giáo Sùng Thị Mỷ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay142
  • Tháng hiện tại6,327
  • Tổng lượt truy cập172,895
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính