HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA TRẺ MẦM NON

Thứ năm - 05/01/2023 20:08
Chơi là hoạt động chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Khi chơi trẻ được phát triển toàn diện về các mặt: Đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng xã hội, là một hoạt động không chỉ nhằm tạo ra sản phẩm mà còn để thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ.
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CỦA TRẺ MẦM NON
  
       Chơi là hoạt động chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Khi chơi trẻ được phát triển toàn diện về các mặt: Đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng xã hội, là một hoạt động không chỉ nhằm tạo ra sản phẩm mà còn để thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ. 
Trẻ được tham gia các hoạt động trải nghiệm và chơi theo nhu cầu và hứng thú của trẻ, trẻ tự nguyện chơi sau khi đã chọn được góc chơi. Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn. Nội dung chơi của trẻ phản ánh cuộc sống hiện thực xung quanh, cô giáo đóng vai trò người bạn lớn của trẻ trong suốt quá trình trẻ chơi. Trẻ tham gia vào các góc chơi ở lớp như: Góc hoạt động với đồ vật, góc thao tác vai, góc nghệ thuật, góc vận động... Ở mỗi góc chơi trẻ đều được học những kiến thức kỹ năng khác nhau và quan trọng hơn cả là trẻ có cơ hội được thể hiện mình và biết phối hợp cùng các bạn, tham gia các hoạt động.
         Trong hoạt động chơi của trẻ giáo viên là người cung cấp nguyên vật liệu, thiết kế môi trường và gám sát hỗ trợ trẻ trong quá trinhg chơi. Khi tổ chức hoạt động chơi thì giáo viên phải đảm bảo tính tự nguyện và hứng thú của trẻ trong việc lựa chọn trò chơi, tham gia nhóm chơi, chọn bạn chơi, góc chơi, đồ chơi. Do vậy để xây dựng được một kế hoạch hoạt động chơi phù hợp với từng lứa tuổi và khả năng nhận thức của trẻ thì đòi hỏi không chỉ người giáo viên, không chỉ nắm vững được phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động chơi  mà còn phải biết lên ý tưởng để có thể xây dựng được những vai chơi phù hợp với từng chủ đề và nhu cầu chơi của trẻ. Có như vậy thì mới tạo hứng thú của trẻ vào hoạt động chơi.
         Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng. Giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì ? Chơi như thế nào để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động góc phù hợp cho sự phát triển tư duy của trẻ. Vì vậy đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ bấy nhiêu.
         Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện ở lớp, việc cho trẻ hoạt động góc từ các đồ dùng đồ chơi, tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động góc không chỉ để cho trẻ chơi mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm kỹ năng xã hội.
Hoạt động góc là một trong những hoạt động vui chơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp trẻ được ngắm nhìn thế giới xung quanh và mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh trẻ.
Sau đây là một số hình ảnh hoạt động chơi của trẻ:
 

Tác giả bài viết: Cô giáo Vàng Thị Vừ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay191
  • Tháng hiện tại947
  • Tổng lượt truy cập174,231
headerleft
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính